Công nghệ phun sơn tĩnh điện - giải pháp cho ngành công nghiệp

15/04/2024
399

Công nghệ sơn tĩnh điện là công nghệ hiện đại được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào đầu thập niên 1950. Qua nhiều cải tiến bởi các nhà khoa học, các nhà sản xuất chế tạo về thiết bị phun sơn đã giúp cho công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng hoàn chỉnh về chất lượng và mẫu mã...

Hiện nay trên thị trường có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:  
- Công nghệ sơn tĩnh điện bột: Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox...
- Công nghệ sơn tĩnh điện nước (sử dụng dung môi): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,...

Mỗi công nghệ đều có những ưu điểm khác nhau: Đối với công nghệ sơn tĩnh điện nước có khả năng sơn được trên nhiều loại vật liệu hơn. Với công nghệ sơn khô chỉ sơn được các loại vật liệu bằng kim loại.

Cơ chế hoạt động của Thiết bị phun sơn tĩnh điện Asahi Sunac

Dây chuyền thiết bị phun sơn tĩnh điện gồm các thiết bị chính là súng phun và bộ điều khiển tự động. Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện là sơn và khí được nhiễm điện mang ion ( - ), vật cần sơn được tiếp mát mang các ion ( + ). Nhờ 2 lực tác động là lực đẩy của khí nén và lực hút của các ion trái dấu nên các phân tử sơn bám chắc vào bề mặt của vật sơn được sơn. Sơn Tĩnh Điện là công nghệ không những cho ta những ưu điểm về kinh tế mà còn thân thiện với môi trường.

 

Ứng dụng của Công nghệ phun sơn tĩnh điện trong dây truyền lắp ráp ô tô

Ưu điểm của công nghệ phun sơn tĩnh điện:
Về kinh tế: Hạt sơn phun ra từ súng phun sơn tĩnh điện ở dạng sương mù, cùng với lực hút tĩnh điện tạo ra hiệu suất bám dính cao, cho ra bề mặt sơn hoàn hảo nhất với 1 lượng sơn tiết kiệm đến 45% so với các thiết bị phun sơn khí nén thông thường. Mặt khác, do có lực hút tĩnh điện nên lượng sơn bám dính vào vật được sơn cao, rút ngắn thời gian làm việc. Điều này làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí nhân công, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm...


Về chất lượng: Tuổi thọ cao, độ bóng tốt, tăng khẳ năng chịu mòn bởi hóa chất hoặc bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết. Màu sắc đa dạng và độ chính xác cao…còn rất nhiều lợi điểm khác nữa mà chính người sử dụng trong quá trình ứng dụng công nghệ sơn tĩnh điện sẽ nhận thấy và Công nghệ phun sơn tĩnh điện này sẽ là giải pháp cho các ngành công nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới.     

  • Chia sẻ qua viber bài: Công nghệ phun sơn tĩnh điện - giải pháp cho ngành công nghiệp

Tin tức Liên quan

Danh mục Tin tức

Loading...

Tin tức Hot

Những kiến thức cơ bản về ngành công nghiệp nặng

Công nghiệp nặng là một ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Ngành công nghiệp nặng cũng là cụm từ mà chúng ta được nghe đến khá nhiều. Vậy, những kiến thức cơ bản về ngành công nghiệp nặng nào chúng ta cần biết? Tất cả sẽ được trình bày trong bài sau.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị khí nén

Khí nén đi vào thiết bị sử dụng khí nén qua van nối nhanh hoặc đầu nối ống dẫn khí rồi đi qua van điều khiển đóng/mở.Van điều khiển đóng mở có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng khí vào buồng hơi của thiết bị sử dụng khí nén qua cac lỗ công nghệ trên mặt bích và nòng xi lanh. Làm cho các cánh phíp của thiết bị văng ra sát với nòng xi lanh tạo ra chuyển động quay cho Rôto.

Nhìn lại chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam

Phát triển công nghiệp phụ trợ được coi là khâu đột phá trong việc phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cũng đã được ban hành, tuy nhiên đến nay vẫn còn rất nhiều quan điểm trái chiều, những mâu thuẫn trong cơ chế, chính sách phát triển giữa các ngành.