Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của bơm màng

15/04/2024
594

Bơm màng khí nén là một loại máy bơm công nghiệp hoạt động dựa trên nền tảng nguồn năng lượng khí nén. Khí nén được tạo ra từ máy nén khí và được nén vào trong một bình chứa

Trong các ngành công nghiệp, bơm màng không quá xa lạ gì. Tuy nhiên, với những ngành mới chuyển đổi sang sử dụng thì thật khó có thể nhớ được cái tên đó. Cũng khá khó để có thể vận hành thiết bị này nếu không hiểu rõ nó là gì? Nó hoạt động ra sao? Nó dùng để làm gì ?. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên lý hoạt động cơ bản của bơm màng để đạt được hiểu quả sử dụng cao nhất

Bơm màng khí nén là một loại máy bơm công nghiệp hoạt động dựa trên nền tảng nguồn năng lượng khí nén. Khí nén được tạo ra từ máy nén khí và được nén vào trong một bình chứa. Do đó, việc sử dụng bơm màng khí nén dễ dàng và an toàn, ít xảy ra sự cố cháy nổ.

Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, cũng cần phải bảo trì thiết bị một cách định kỳ nhằm giảm bớt những hư hỏng do môi trường làm việc hoặc do một sự cố ngoài ý muốn gây ra. Ngoài ra một số bơm màng thường được sử dụng để bơm sơn trong các xưởng gỗ, xưởng gốm sứ,...gara ô tô nên một số người còn gọi là bơm sơn. Cũng đừng lầm tưởng đó là súng phun sơn như dùng trong các ngành công nghiệp khác

* Cách hoạt động của bơm màng

Trước khi biết cách bảo trì máy bơm màng thì ta cần phải biết được nguyên lý hoạt động của máy bơm màng, để tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc ngoài ý muốn và làm tốn thời gian, công sức và tiền bạc khi máy bị hư.

Để biết được máy bơm màng hoạt động như thế nào chúng ta cùng nhìn hình bên dưới. Đầu tiên hãy nhìn van khí nén bên cạnh cung cấp khí nén vào buồng chứa bên trái, tạo áp lực đẩy màng bơm sang trái hướng ra ngoài. Dưới áp lực này làm đóng van số 1, mở van số 2, cho phép chất lỏng được bơm đi.

Tiếp theo hình bên dưới đây ta nhìn qua bên van khí nén bên cạnh cung cấp khí nén vào buồng chứa bên trái, tạo áp lực đẩy màng bơm sang trái hướng ra ngoài. Dưới áp lực này làm đóng van số 1, mở van số 2, cho phép chất lỏng được bơm đi. Màng bơm bên phải cũng được di chuyển cùng chiều sang phía bên trái thông qua trục nối. Tạo áp lực chân không đóng van số 4 và mở van số 3, hút chất lỏng vào buồng chứa để chuẩn bị cho chu trình tiếp theo. Kết thúc chu trình 1.

Chúng ta xem tiếp van khí nén bên cạnh cung cấp khí nén vào buồng chứa bên phải, tạo áp lực đẩy màng bơm sang phải hướng ra ngoài. Dưới áp lực này làm đóng van số 3, mở van số 4, cho phép chất lỏng được bơm đi. Màng bơm bên trái cũng được di chuyển cùng chiều sang phía bên phải thông qua trục nối. Tạo áo lực chân không đóng van số 2 và mở van số 1, hút chất lỏng vào buồng chứa để chuẩn bị cho chu trình tiếp theo. Đến đây, kết thúc chu trình 2.

Quá trình bơm được diễn ra tiếp tục qua chu trình số 1.

Đối với sản phẩm 2 đầu vào với 2 loại hóa chất khác nhau, hoạt động của bơm vẫn giống nhau. Hóa chất 1 đi vào qua valve1, hóa chất 2 đi vào van 3. Và được trộn theo tỉ lệ 50/50 ở ngõ ra – tỉ lệ này phụ thuộc vào độ nhớt của hóa chất

Vật liệu và cấu tạo của máy bơm màng rất đa dạng, phù hợp với nhiều hóa chất, môi trường dung dịch khác nhau.

  • Chia sẻ qua viber bài: Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của bơm màng

Tin tức Liên quan

Danh mục Tin tức

Loading...

Tin tức Hot

Những kiến thức cơ bản về ngành công nghiệp nặng

Công nghiệp nặng là một ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế - xã hội. Ngành công nghiệp nặng cũng là cụm từ mà chúng ta được nghe đến khá nhiều. Vậy, những kiến thức cơ bản về ngành công nghiệp nặng nào chúng ta cần biết? Tất cả sẽ được trình bày trong bài sau.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị khí nén

Khí nén đi vào thiết bị sử dụng khí nén qua van nối nhanh hoặc đầu nối ống dẫn khí rồi đi qua van điều khiển đóng/mở.Van điều khiển đóng mở có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng khí vào buồng hơi của thiết bị sử dụng khí nén qua cac lỗ công nghệ trên mặt bích và nòng xi lanh. Làm cho các cánh phíp của thiết bị văng ra sát với nòng xi lanh tạo ra chuyển động quay cho Rôto.

Nhìn lại chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam

Phát triển công nghiệp phụ trợ được coi là khâu đột phá trong việc phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ cũng đã được ban hành, tuy nhiên đến nay vẫn còn rất nhiều quan điểm trái chiều, những mâu thuẫn trong cơ chế, chính sách phát triển giữa các ngành.